logo logo

The next-generation blog, news, and magazine theme for you to start sharing your stories today!

The Blogzine

Save on Premium Membership

Get the insights report trusted by experts around the globe. Become a Member Today!

View pricing plans

New York, USA (HQ)

750 Sing Sing Rd, Horseheads, NY, 14845

Call: 469-537-2410 (Toll-free)

hello@blogzine.com
Khỏe Đẹp

Tiểu cầu giảm khi mang thai

Trải qua thời kỳ thai nghén an toàn và sinh được những đứa con khoẻ mạnh là niềm mong mỏi của mỗi thai phụ. Có một sức khoẻ tốt thì dù có phải vượt qua cuộc vượt cạn đầy đau đớn nhưng chắc hẳn mỗi ng…

avatar
Home

Nhà thiết kế Web


  • 03/11/2021
  • Views

Trải qua thời kỳ thai nghén an toàn và sinh được những đứa con khoẻ mạnh là niềm mong mỏi của mỗi thai phụ. Có một sức khoẻ tốt thì dù có phải vượt qua cuộc vượt cạn đầy đau đớn nhưng chắc hẳn mỗi người phụ nữ đều cảm thấy thật hạnh phúc khi bé yêu cất tiếng khóc chào đời. Và Chị Lê Thị Diễm (25 tuổi, trú tại Xã Biển Động, Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) với tiền sử giảm tiểu cầu từ nhỏ, có nguy cơ băng huyết sau sinh rất cao đe doạ tới tính mạng đã được các bà đỡ mát tay của Khoa Đẻ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đồng hành giúp vượt cạn thành công đảm bảo an toàn sức khoẻ của mẹ và bé vào ngày 05/3/2020 vừa qua.

Sản phụ Lê Thị Diễm hạnh phúc ngắm nhìn con gái say ngủ trong vòng tay tại Khoa Dịch vụ Y tế tự nguyện của Bệnh viện

11h30ph ngày 04/3/2020, sản phụ Diễm nhập viện Sản Nhi Bắc Giang khi có dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 thai kỳ và 02 chân có dấu hiệu phù nề. Với tiền sử giảm tiểu cầu từ 13 năm nay, các bác sỹ tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết cho sản phụ Diễm, kết quả nhận thấy số lượng tiểu cầu giảm xuống mức cực kỳ thấp, chỉ đạt mức 39.000 tiểu cầu/mm3 máu (trong khi số lượng tiểu cầu trong máu bình thường dao động ở mức 150.000 300.000 tiểu cầu/mm3 máu). Với mức tiểu cầu trong máu giảm thấp như thế này khiến sản phụ có nguy cơ cao bị băng huyết trong suốt cuộc đẻ và sau khi sinh, đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng sản phụ.

Để có hướng xử trí đúng đắn với trường hợp như thế này, các y bác sỹ Khoa Đẻ mời Giám đốc Bệnh viện Lê Công Tước hội chẩn và có ý kiến chỉ đạo lập tức huy động xe cấp cứu của Bệnh viện ra Viện Huyết học Truyền máu Trung ương lấy tiểu cầu về truyền cho sản phụ trong quá trình chuyển dạ tránh tình trạng băng huyết do giảm tiểu cầu. Sau khi được truyền 02 đơn vị tiểu cầu, kiểm tra lượng tiểu cầu trong máu của sản phụ đã tăng lên mức 52.000 tiểu cầu/mm3 máu, cổ tử cung sản phụ lúc này mở được 04 cm. Sản phụ Diễm tiếp tục được theo dõi chuyển dạ tại Phòng Đẻ. Tới 08h30ph ngày 05/3/2020, tức là sau 21 giờ kể từ khi nhập viện, cổ tử cung của sản phụ đã mở được 06 cm, tuy nhiên cơn co tử cung lúc này vẫn thưa, kíp trực Khoa Đẻ liền xin ý kiến chỉ đạo cho truyền oxytocin để rút ngắn quá trình chuyển dạ tránh nguy cơ đờ tử cung sau sinh. Sau khi thực hiện một loạt các biện pháp đảm bảo an toàn cho người mẹ và theo dõi sát sao cuộc vượt cạn, chỉ 02 tiếng sau khi được truyền oxytocin, bé gái đáng yêu khoẻ mạnh nặng 2,8 kg chào đời trong niềm hạnh phúc của gia đình. 06 tiếng sau sinh, sản phụ Diễm tiếp tục được theo dõi và dùng thuốc co hồi tử cung tích cực tại Khoa Đẻ, được truyền thêm 03 đơn vị tiểu cầu để ngưỡng tiểu cầu đạt mức an toàn và sản phụ được chuyển về chăm sóc tại Khoa Dịch vụ Y tế tự nguyện của Bệnh viện cho tới khi xuất viện.

Xúc động ngắm nhìn con gái say ngủ trong vòng tay, chị Diễm tâm sự: Em biết mình bị bệnh giảm tiểu cầu từ nhỏ sau một lần bất ngờ chảy máu cam mà phải mất 30 phút thì máu mới cầm được. Vì bệnh này mà em cũng không dám tham gia những hoạt động thể chất cần vận động mạnh bởi chỉ cần va chạm nhẹ chút thôi là cơ thể em rất dễ bị bầm tím, phải mất thời gian rất lâu mới hết sưng tím được. Từ khi biết em mắc bệnh này, gia đình thường xuyên đưa em đi kiểm tra sức khoẻ, xét nghiệm định kỳ và được điều trị nội khoa để đảm bảo lượng tiểu cầu ở mức an toàn cho sức khoẻ. Và cũng chính vì mắc căn bệnh này nên em mới quyết định theo học Ngành Y và học Chuyên khoa Xét nghiệm để có thể tự xét nghiệm, kiểm tra sức khoẻ cho chính mình. Đây là lần mang thai đầu của em, em cũng rất lo lắng rằng bệnh giảm tiểu cầu của mình sẽ ảnh hưởng tới thai nhi và quá trình sinh nở. Trong suốt thời kỳ mang thai, em đều đi kiểm tra sức khoẻ thường xuyên và xét nghiệm tiểu cầu đều ở mức an toàn. Không nghĩ tới khi chuyển dạ nhập viện thì lượng tiểu cầu lại xuống thấp như vậy, chỉ bằng 1/5 mức bình thường nên thực sự em và gia đình cũng lo lắng sẽ bị băng huyết trong và sau khi sinh. Đến bây giờ, em cảm thấy thật sự rất may mắn khi quyết định sinh con tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Tại đây, em được các y bác sỹ quan tâm tận tình, theo dõi sát sao sức khoẻ của 2 mẹ con. Hơn nữa, khi biết tình trạng của em như vậy, không chỉ Lãnh đạo Khoa mà ngay cả Lãnh đạo Bệnh viện cũng động viên tinh thần em rất nhiều để em yên tâm vượt cạn thành công. Sức khoẻ của em cũng nhanh chóng ổn định, em xin gửi lời cảm ơn tập thể y bác sỹ Khoa Đẻ, đặc biệt Bác sỹ Hằng cùng nữ hộ sinh Nguyệt là những người trực tiếp đỡ đẻ giúp em mẹ tròn con vuông. Thay mặt gia đình em xin kính chúc các y bác sỹ luôn dồi dào sức khoẻ và chúc Bệnh viện ngày càng phát triển hơn nữa. Sau này sinh bé thứ 02, em cũng sẽ chọn Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là nơi vượt cạn của mình.

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương, có kích thước rất nhỏ và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu nhờ tính chất đặc thù là tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và thoái hóa các chất nhầy để giải phóng ra yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Số lượng tiểu cầu bình thường ở mức 150.000 300.000 tiểu cầu/mm3 máu. Khi số lượng tiểu cầu bị giảm thì quá trình đông máu không được thực hiện và gây nên tình trạng xuất huyết. Giảm tiểu cầu là thuật ngữ y học được định nghĩa khi số lượng tiểu cầu giảm thấp ở mức < 150.000 tiểu cầu/mm3 máu và sẽ gây ra tình trạng xuất huyết khó cầm.
Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến giảm tiểu cầu là tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân, hay còn được gọi là giảm tiểu cầu vô căn như trường hợp của sản phụ Diễm. Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Trưởng Khoa Đẻ người trực tiếp đỡ đẻ giúp sản phụ Diễm mẹ tròn con vuông thông tin thêm: Sản phụ Diễm không phải là trường hợp đầu tiên mắc bệnh lý giảm tiểu cầu được điều trị để sinh đẻ an toàn tại Bệnh viện. Tuy nhiên với mức tiểu cầu giảm thấp chỉ đạt 39.000 tiểu cầu/mm3 máu thì đây là trường hợp đầu tiên Bệnh viện tiếp nhận điều trị. Trước đây cũng có nhiều trường hợp sản phụ bị giảm tiểu cầu khi chuyển dạ đã được các y bác sỹ vừa mổ lấy thai và truyền tiểu cầu đảm bảo an toàn cho sản phụ. Nhờ sự theo dõi chặt chẽ, sát sao và sẵn sàng mọi biện pháp cấp cứu hỗ trợ đã giúp sản phụ vượt cạn an toàn. Với trường hợp của sản phụ Diễm, chúng tôi có chỉ định sinh thường thay vì phẫu thuật lấy thai bởi những lý do sau: Thứ nhất thai nhi trong bụng khi siêu âm cân nặng không quá lớn chỉ khoảng 2,8 kg, đường kính lưỡng đỉnh 96 cm và khung xương chậu của sản phụ rộng tiên lượng có thể dễ dàng sinh thường được. Thứ hai là việc co hồi tử cung không tốt và rối loạn đông máu là 02 nguyên nhân chính dẫn tới băng huyết sau sinh trong đó co hồi tử cung là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này và chúng tôi đã tích cực truyền thuốc co hồi tử cung cho sản phụ. Mặt khác, nếu để sản phụ sinh mổ thì ngoài nguy cơ bị chảy máu vùng rau bám khi bóc rau còn chảy máu tại vị trí khác như vết mổ tử cung thành bụng nên chúng tôi ưu tiên biện pháp sinh thường để hạn chế tối đa tổn thương khiến sản phụ bị băng huyết. Với những trường hợp sản phụ bị giảm tiểu cầu mà thai nhi to, việc sinh thường trở nên khó khăn thì sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.
Qua đây Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Thu Hằng cũng khuyến cáo rằng: Phụ nữ mang thai nên đi khám thai định kỳ thường xuyên và nên được quản lý thai nghén ở những bệnh viện chuyên khoa. Tại đây sản phụ sẽ được siêu âm, thăm khám toàn diện, theo dõi huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu cũng như tư vấn về dinh dưỡng Nếu phát hiện bị giảm tiểu cầu hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác thì sẽ được nhập viện điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Hiền Chúc

2 đánh giá cho Cấp cứu sản phụ chuyển dạ sinh có nguy cơ băng huyết đe doạ tính mạng mẹ và bé do tiểu cầu giảm cực kỳ thấp tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

  1. Được xếp hạng 5 5 sao

    Hằng 12/03/2020

    Bài viết hay, bệnh viện tuyệt vời

    • benhviensannhi bacgiang 16/03/2020

      Các y bác sỹ Bệnh viện thật tuyệt vời em nhỉ?

  2. Được xếp hạng 5 5 sao

    Thu Ngà 03/04/2021

    Cho em hỏi trong suốt quá trình mang thai sản phụ có dùng thuốc để duy trì tiểu cầu ơi mức ổn định ko ạ? Nếu dùng thuốc thì có ảnh hưởng đến bé về sau ko?

    • benhviensannhi bacgiang 13/04/2021

      Dạ, thuốc bạn dùng trong khi mang thai đều cần có chỉ định của Bác sỹ nhé ạ! Mời Bạn tới Bệnh viện để Bác sỹ thăm khám và có tư vấn cụ thể nhé ạ!

Thêm đánh giá Hủy

Đánh giá của bạn

Nhận xét của bạn *

Tên *

Email *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Video liên quan

Related post


avatar

Home

Nhà thiết kế Web
View Articles

Tôi là admin trang go plus là một người có đam mê với Blogspot, kinh nghiệm 5 năm thiết kế ra hàng trăm mẫu Template blogpsot như" Bán hàng, bất động sản, landing page, tin tức...

Share this article